Gói khám trọn thai kỳ tại Tâm Phước gồm những gì?
Gói khám trọn thai kỳ tại Tâm Phước gồm những gì? Khám phá thông tin chi tiết trong bài viết sau đây cùng với Phòng khám Phụ sản – Hiếm muộn Tâm Phước.
Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh không còn xa lạ với chị em phụ nữ trong “ngày dâu”. Cùng Tâm Phước tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh qua bài viết sau nhé.
Đau bụng kinh có hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cả hai loại này đều gây đau đớn nặng.
Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu trước kỳ kinh và giảm dần sau khi kỳ kinh kết thúc. Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
Bên cạnh đó đau bụng kinh thứ phát cũng gây nhiều phiền toái cho chị em. Lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng, viêm vùng chậu hoặc IUD là nguyên nhân gây đau bụng kinh. Bạn cần thăm khám sớm để phát hiện kịp thời. Tránh biến chứng nặng.
Các triệu chứng đau bụng kinh phổ biến thường gặp:
Một số phụ nữ có thể gặp đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy trong thời kỳ này.
Thuốc giảm đau bụng kinh là một trong những cách giảm đau hiệu quả được áp dụng. Một số loại thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay:
Đối với những người không dung được NSAIDs vì vấn đề dạ dày, Paracetamol là lựa chọn giảm đau hiệu quả. Kết hợp với cafein có thể tăng khả năng giảm đau, nhưng chỉ nên sử dụng tối đa 4g/ngày.
Thuốc giảm đau bụng kinh là một trong những cách giảm đau hiệu quả được áp dụng. Một số loại thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay:
Đối với những người không dung được NSAIDs vì vấn đề dạ dày, Paracetamol là lựa chọn giảm đau hiệu quả. Kết hợp với cafein có thể tăng khả năng giảm đau, nhưng chỉ nên sử dụng tối đa 4g/ngày.
Thuốc tránh thai uống là phương pháp điều trị dựa trên hormone, có khả năng giảm đau kinh đến 90%. Cơ chế hoạt động của thuốc là duy trì sự ổn định của hormone trong cơ thể, làm giảm sự phát triển của niêm mạc tử cung và ngăn chặn sản xuất prostaglandin, từ đó giảm đau bụng kinh.
Tác dụng phụ thông thường của thuốc này bao gồm thay đổi tâm trạng, đau đầu, buồn nôn, đau ngực và tăng cân do giữ nước. Thuốc không nên sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú (từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi sinh).
Hyoscine là thuốc chống co thắt, giúp giảm cơn đau kinh bằng cách làm giảm co thắt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh này có thể gây khô miệng, táo bón và giảm tầm nhìn do tác động chống cholinergic. Do đó, không nên sử dụng nếu phụ nữ có glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng các loại thuốc khác có tác động chống cholinergic.
Alverin cũng là một loại thuốc ức chế co thắt, thường được dùng để giảm đau do co thắt, như đau kinh. Tuy nhiên, thuốc này không nên sử dụng cho những người có huyết áp thấp.
NSAIDs đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau bụng kinh. Cơ chế hoạt động là làm giảm prostaglandin, nguyên nhân gây đau bụng. Hiện nay các loại thuốc phổ biến như ibuprofen, diclofenac, naproxen và acid mefenamic thường được dùng để giảm đau bụng kinh.
Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên bắt đầu sử dụng thuốc từ 1-2 ngày trước khi chu kỳ kinh bắt đầu hoặc khi cảm nhận đau, và tiếp tục trong khoảng 2-3 ngày. Việc sử dụng thuốc sau hoặc trong bữa ăn có thể giúp giảm thiểu tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.
Theo khuyến cáo từ bác sĩ, không nên sử dụng NSAIDs đối với những người có mẫn cảm với Aspirin vì có thể gây phản ứng dị ứng chéo. Đồng thời, không khuyến nghị sử dụng cho những người mắc viêm loét dạ dày. Trước khi sử dụng NSAIDs, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, còn nhiều cách giảm đau bụng kinh hiệu quả bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài, đau âm ỉ bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng đau bụng kinh của mình, vui lòng liên hệ với.
PHÒNG KHÁM PHỤ SẢN TÂM PHƯỚC