Chào mừng bạn đến với Phòng khám phụ sản Tâm Phước

Follow us:

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ nhật

Hotline:

0918 02 43 47

Thai Phụ Bị Huyết Áp Cao: Nhận Biết Và Điều Trị An Toàn

thai-phu-bi-huyet-ap-cao

 

Tình trạng thai phụ bị huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ. Ước tính có đến 5-10% phụ nữ mang thai mắc phải. Bệnh này có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Huyết áp cao trong thai kỳ là gì?

Thai phụ bị huyết áp cao thường được xác định khi trị số tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg hoặc tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Phân loại thành nhẹ (140-159/90-109mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110mmHg).

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng huyết áp

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá mặn khi mang thai.
  • Thiếu hoạt động thể chất, chưa chăm sóc thai đúng cách.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ quá cao hoặc thấp.
  • Mang thai sau tuổi 35.
  • Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan.

 

tang-huyet-ap-do-an-qua-man
Chế độ ăn quá mặn làm huyết áp tăng cao

 

Các thể lâm sàng của hiện tượng tăng huyết áp

  • Tăng huyết áp mãn tính: Xuất hiện trước hoặc vào tuần thứ 20 của thai kỳ và có thể kéo dài sau sinh hơn 42 ngày.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Phát hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Bình thường sau sinh trong vòng 42 ngày, nhưng có thể chuyển thành tăng huyết áp mãn tính.
  • Tiền sản giật: Xuất hiện ở thai phụ mang thai lần đầu, đa thai, thai trứng hoặc có bệnh lý như cao huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Được xác định qua xét nghiệm protein niệu và huyết áp tâm thu (>140mmHg) hoặc tâm trương (<90mmHg). Thường xảy ra từ tuần thứ 20, liên quan đến suy nhau thai, có thể gây sinh non.
  • Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mãn tính: Xảy ra khi thai phụ có cao huyết áp và protein niệu. Có xác suất cao xảy ra khi thai phụ đã từng mắc bệnh cao huyết áp mãn tính.

Cách nhận biết thai phụ bị huyết áp cao

Mỗi thai phụ có thể trải qua các triệu chứng khác nhau hoặc không có triệu chứng. Những dấu hiệu tăng huyết áp cao có thể gồm:

  • Cao huyết áp
  • Protein trong nước tiểu (cho chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
  • Phù (sưng)
  • Tăng cân đột ngột
  • Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng phải hoặc thượng vị
  • Tiểu ít
  • Thay đổi kết quả xét nghiệm gan hoặc thận

Cách điều trị khi thai phụ bị huyết áp cao

Để điều trị cho thai phụ bị huyết áp cao, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Tình trạng thai kỳ, tuổi thai, sức khỏe tổng thể và hồ sơ y tế cá nhân
  • Mức độ bệnh lý cụ thể
  • Phản ứng của cơ thể với thuốc và phương pháp điều trị cụ thể

Không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc trong thai kỳ có vai trò hạn chế, dựa trên nghiên cứu thử nghiệm chế độ ăn và thay đổi lối sống. Các nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng ít lên kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, việc tập thể dục đều đặn cần được thực hiện, đặc biệt đối với phụ nữ béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2). Nên hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, tránh tăng cân quá 6,8 kg.

Dùng thuốc

Để điều trị tăng huyết áp và giảm nguy cơ cho mẹ, việc lựa chọn thuốc hạ áp cần đảm bảo hiệu quả và an toàn cho thai nhi.

Huyết áp cao

Đối với thai phụ bị huyết áp cao có trị số HATT ≥ 170 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg cần được cấp cứu ngay và yêu cầu nhập viện theo dõi.

 

Trong việc điều trị huyết áp khi mang thai, các loại thuốc như methyldopa, labetalol được ưu tiên sử dụng. Trái lại, các thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể không được khuyến nghị do có thể gây dị tật cho thai nhi.

 

Chọn thuốc nitroglycerin (glyceryl trinitrate) truyền tĩnh mạch từ 5 ug/phút, tăng dần mỗi 3-5 phút, đến liều tối đa 100 ug/phút cho trường hợp tiền sản giật có phù phổi.

dieu-tri-huyet-ap-cao-trong-thai-ky
Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc

 

Huyết áp thấp và trung bình

Theo hướng dẫn điều trị thuốc của Châu Âu, phụ nữ có huyết áp dai dẳng ≥ 150/95 mmHg và trên > 140/90 mmHg trong những trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp thai kỳ (có hoặc không tiểu đạm)
  • Tăng huyết áp mạn tính kết hợp với tăng huyết áp thai kỳ
  • Huyết áp tăng kèm tổn thương cơ quan đích lâm sàng hoặc có các triệu chứng trong suốt thai kỳ.

Các loại thuốc như Methyldopa, beta-blockers và thuốc ức chế canxi thường được chọn lựa trong điều trị khi thai phụ bị huyết áp cao. Tuy nhiên, việc sử dụng beta-blockers có thể gây nhịp tim chậm, ảnh hưởng đến tăng trưởng của thai và giảm đường huyết, vì vậy cần lựa chọn loại và liều thuốc cẩn thận. Nên tránh sử dụng atenolol.

Trong trường hợp tiền sản giật, việc sử dụng thuốc lợi tiểu cần được cân nhắc, furosemide có thể xem xét với liều thấp, trừ khi có triệu chứng thiểu niệu. Magnesium sulfate thông thường được khuyến cáo để phòng ngừa sản giật và điều trị co giật, nhưng không nên dùng cùng lúc với thuốc ức chế canxi vì có thể gây tụt huyết áp do phản ứng với nhau.

Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Khi biết mang thai, thai phụ nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và tư vấn điều trị sớm khi phát hiện triệu chứng.

Để đặt hẹn khám và tư vấn với chuyên gia tại Phòng khám Phụ sản Tâm Phước, vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM PHỤ SẢN TÂM PHƯỚC:

 


Đăng ký ngay
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT!